Cúng rước ông bà 30 Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân chúng ta. Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, sự tưởng nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên. Mà mâm cúng 30 tết còn mang ý nghĩa yêu thương của các thành viên trong gia đình. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết bài văn khấn, cúng rước ông bà 30 tết sao cho chỉnh chu, đầy đủ thì hãy xem ngay bài viết sttchat.vn chia sẻ dưới đây.
30 Tết 2023 là ngày mấy dương?
30 Tết là ngày kết thúc của một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Trong ngày 30 tết thì các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng Tất niên và lễ cúng giao thừa để dâng lên thần linh và ông bà gia tiên.
Năm nay tháng 12 âm lịch (tháng chạp) năm Nhâm Dần có đủ 30 ngày. Nên năm Nhâm Dần 2022 sẽ kết thúc vào ngày 30/12 âm lịch tức là 21/1/2023.
Như vậy ngày 30 tết năm 2023 là ngày 21/1/2023 thứ Bảy. Còn sang ngày 22/1/2023 là chính thức bước sang ngày mùng 1 âm lịch năm Quý Mão.
Ý nghĩa cúng rước ông bà 30 Tết
Để chuẩn bị đón năm mới, các gia đình thường tổ chức mâm cúng rước ông bà tổ tiên 30 tết. Đối với người Việt, bữa cơm 30 Tết là thời khắc thiêng liêng của mỗi gia đình. Đây là lúc sum họp gắn kết mọi thành viên trong gia đình, nhiều thế hệ lại với nhau. Theo quan niệm xưa, càng nhiều thế hệ trong gia đình dự tiệc tất niên thì gia đình đó càng gặp nhiều may mắn.
Việc cúng rước ông bà ngày 30 Tết nhằm thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo của con cháu tới tổ tiên , vong linh của những người đã khuất. Là sự cảm tạ tới tổ tiên đã phù hộ độ trì cho toàn bộ con cháu trong gia đình một năm cũ qua đi bình an vô sự. Văn khấn 30 Tết cúng rước ông bà cũng chính là nghi thức mời ông bà tổ tiên, vong linh đã khuất trong dòng họ về với gia chủ. Để cùng tụ họp, sum vầy và ăn Tết cùng với gia đình.
Văn khấn cúng rước ông bà, tổ tiên 30 Tết nhằm giúp cho gia chủ chuẩn bị được lời khấn cúng một cách suôn sẻ. Để thể hiện lòng thành tâm, sự biết ơn sâu sắc nhất tới các vị tổ tiên. Vì vậy, việc chuẩn bị văn khấn, mâm cúng 30 Tết rước ông bà cần kỹ càng, trang nghiêm, không được xem nhẹ, sơ sài.
Cúng rước ông bà ngày 30 tết ở đâu?
Để rước ông bà tổ tiên về ăn Tết Quý Mão 2023, con cháu có thể thực hiện theo 2 cách:
+ Trực tiếp cúng mâm cơm tại phần mộ gia tiên: Tại đây con cháu cùng nhau dọn dẹp cỏ, lau dọn phần mộ của ông bà, tổ tiên cho sạch sẽ, tươm tất. Sau đó dâng mâm cúng, thắp hương hoặc đọc văn khấn nếu có.
+ Làm mấm cúng rước ông bà ngày 30 Tết tại gia đình: Nếu phần mộ ở nơi xa và không thể tới thì gia đình có thể cúng trực tiếp tại nhà.
Hướng dẫn cách cúng rước ông bà 30 Tết
Trước hết, mỗi gia đình cần dọn dẹp lại nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng , có thể trang trí thêm nhà cửa mới mẻ; đẹp đẽ hơn để đón chào năm mới với nhiều điều mới. Sau đó, cần dọn dẹp lại bàn thờ, sắp đặt các đồ vật trên bàn thờ một cách gọn gàng; trang nghiêm rồi mới đặt các lễ vật cúng gia tiên lên bàn thờ.
Cúng 30 Tết vào lúc nào, giờ nào là đẹp?
Cúng rước ông bà ngày Tết có thể cúng vào 30 tháng Chạp nếu là năm đủ và 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu. Lễ cúng thường dược diễn ra vào buổi trưa hoặc chiều tối.
Nhưng những năm gần đây nhiều gia đình có xu hướng làm cúng rước ông bà tổ tiên về ăn Tết sớm. Có nghĩa là không nhất thiết là cúng rước ông bà vào ngày 30 hay 29 Tết mà có thể là sớm hơn.
Lễ cúng rước ông bà 30 Tết thường được tổ chức vào chiều tối tầm 16-17h.Tuy nhiên, về cơ bản thì cúng rước ông bà 30 Tết vào thời gian nào cũng mang ý nghĩa, thể hiện sự thành kính của gia chủ.
Mâm cơm cúng rước ông bà 30 tết gồm những gì?
Mâm cơm cúng 30 Tết để rước ông bà tổ tiên vô cùng quan trọng. Gia đình cần chuẩn bị thật tươm tất, đầy đủ và gọn gàng. Tùy vào phong tục vùng miền và điều kiện kinh tế mà mâm cúng rước ông bà 30 Tết của từng gia đình sẽ có sự khác biệt.
Song dù thịnh soạn hay đơn sơ, bữa cơm cúng ngày 30 Tết 2023 vẫn luôn là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Là bữa cơm đoàn viên hạnh phúc nhất trong tiềm thức mỗi người con xa xứ. Dưới đây là mâm cúng rước ông bà 30 Tết của từng vùng miền các bạn có thể tham khảo:
Mâm cúng rước ông bà 30 tết miền Nam
Mâm cỗ cúng tất niên miền Nam cũng rất nhiều món ăn ngon đặc trưng. Trong đó thì không thể thiếu bánh tét, thịt kho tàu, canh măng, gỏi tôm, nem, chả, giò…
- Bánh tét
- Dưa giá củ kiệu
- Thịt heo luộc
- Thịt kho tàu
- Gỏi cuốn
- Nem
- Gỏi tôm thịt
- Măng tươi ninh
- Khổ qua nhồi thịt
- Cơm 3 chén
Mâm cúng rước ông bà 30 tết miền Trung
Mâm lễ của người miền Trung thường có các món như:
- bánh chưng
- bánh tét
- dưa món
- chả lụa
- gỏi gà rau răm
- chả Quế
- thịt heo luộc
- tôm chiên me
- món xào
- canh khoai môn
- chả ram,…
Mâm cúng rước ông bà 30 tết miền Bắc
Ở miền Bắc, một mâm cúng ông bà ngày 30 Tết hay mâm cúng tất niên truyền thống thường gồm những món sau:
- Bánh chưng.
- Dưa hành.
- Giò nạc, giò thủ.
- Món xào
- Nem.
- Rau nộm.
- Măng ninh lưỡi lợn.
- Mọc nước.
- Cơm 3 bát.
Ngoài các món mặn, gia chủ dâng hoa tươi hoặc cành đào nhỏ, trầu cau, trà rượu, gạo muối.
Chuẩn bị văn cúng 30 tết
Để lễ cúng rước ông bà, tổ tiên trong ngày 30 Tết được đầy đủ, chỉnh chu. Thì bên cạnh việc dọn dẹp nhà cửa, mâm cúng tại nhà thì gia chủ cũng cần chuẩn bị bài văn khấn cúng trang nghiêm, chi tiết khi dâng hương.
Bài văn khấn cúng rước ông bà 30 Tết có thể mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên, dù nội dung có sự thay đổi ít nhiều nhưng nó được cúng khấn trong sự tôn nghiêm, thành kính. Trước khi đọc bài khấn cúng thì cần tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo dài tay lịch sự.
Nếu gia chủ không thuộc bài văn khấn cúng rước ông bà thì có thể soạn sẵn ra giấy. Sau đó vừa quỳ vừa đọc văn khấn để rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Hoặc gia chủ có thể nhờ vị “trưởng bối” trong dòng họ để đứng ra đọc văn khấn cho chính xác hơn nhé.
Những bài văn khấn cúng rước ông bà 30 Tết chi tiết
Văn khấn cúng rước ông bà 30 tết trong nhà
Nếu chưa nắm rõ bài cúng để rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết trong ngày 30 tháng Chạp, các bạn có thể tham khảo bài cúng sau đây:
Hôm nay, ngày…..tháng….năm
Tại:
Tín chủ con là:…..cùng với toàn gia kính bái
Nay nhân ngày,…..
Kính cẩn sắm một lễ gồm,…..gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phù thần quân
Bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của,…..
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng:
Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân
Kính cáo: Thổ, địa, chư vị thần linh
Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự
Cẩn cáo!
Văn khấn cúng rước ông bà 30 tết ngoài trời
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần cúi lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy quan bộ binh hành khiển đương niên năm…
Tín chủ (chúng) con là: …
Hiện đang ngụ tại: …
Hôm nay là ngày 30 Tết năm…
Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kính dâng lên quan bộ binh khiển đương niên năm… Con xin quan chứng tâm chứng lễ, độ cho gia đình chúng con. Bước sang năm mới được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.
Chín tháng đông ba tháng hè vô tai vô ách, vô bệnh, vô hạn. Cho gia chung chúng con lộc làm lộc ăn, lộc gần mang đến, lộc xa mang lại. Buôn bán làm ăn gặp nhiều may mắn, độ cho con cháu nội ngoại được khỏe mạnh, chăm ngoan học giỏi, vâng lời cha mẹ.
Con xin quan độ cho đại gia đình chúng con sang năm… Được an khang thịnh vượng, như tâm sở ý, như nguyện sở cầu.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần cúi lạy)
Văn khấn cúng tất niên ngày 30 tết
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long mạch tôn thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài thần
Con kính lạy các tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là…
Tuổi…
Ngụ tại…
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài kim niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương. Ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long mạch Tôn thần. Các ngài Ngũ Phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Những lưu ý khi cúng rước ông bà 30 tết
Nên cúng rước ông bà ngoài trời hay trong nhà?
Theo các chuyên gia văn hóa, thông thường lễ cúng rước ông bà sẽ được diễn ra ở bàn thờ gia tiên, Thần linh trong mỗi gia đình. Trước ngày cúng rước ông bà, các gia đình thường sẽ dọn dẹp, bày biện lại bàn thờ cho sạch sẽ, tươm tất.
Đến ngày cúng rước ông bà, mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng quây quần, nấu bữa cơm ngày cuối năm để dâng lên Thần linh, gia tiên. Và nếu gia đình nào khá giả thì có thể thêm một lễ cúng rước ông bà ở ngoài sân, ngoài trời, tuy nhiên điều này là không bắt buộc.
Cúng rước ông bà 30 tết mấy chén cơm?
Chắc hẳn không ít người đã trải qua nhiều năm chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên nhưng vẫn băn khoăn dâng mấy chén. Theo đó, 3 vùng miền Bắc – Trung – Nam lại có cách cúng cơm khác nhau.
Cụ thể, người miền Bắc thường hay bới 1 hoặc 5 bát cơm sau đó để chung vào mâm cỗ. Đặc biệt, khi bới cơm họ chỉ xới 1 lần duy nhất, có thể vơi hoặc cao hơn mép bát. Còn người miền Trung và miền Nam lại thường xới cơm vào tô to hoặc đĩa. Cơm được xới và nặn vuông vắn đầy đủ. Thông thường cúng tất niên, họ sẽ cúng 3 hoặc 6 chén cơm.
Cúng 30 Tết xong có hóa vàng không?
Trong các lễ vật dâng lên ban thờ cúng tất niên có vàng mã thì sau khi cúng tất niên cũng cần gia chủ tiến hành hóa vàng rồi mới xin hạ mâm thụ lộc. Khi hóa vàng, phần tiền và vàng cần phải hóa trước cho các gia thần, sau đó mới đến các đồ dùng của tổ tiên.
Theo tín ngưỡng của người dân Việt, trần sau âm vậy nên việc đốt vàng mã đã trở thành phong tục không thể thiếu của dân tộc Việt Nam.
Trên đây là những bài văn khấn, cách cúng rước ông bà 30 Tết đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn có thêm kinh nghiệm trong lễ nghi cúng ngày 30 Tết sao cho trang nghiêm, thành kính nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!